Bật mí bí kíp chữa nhiệt miệng tại nhà – nỗi ám ảnh của nhiều người

Thời tiết oi bức trong những ngày hè thường gây tác động lên nội tiết tố, có tác động không nhỏ đến sức khoẻ của bạn. Một trong những vấn đề phổ biến mọi người thường gặp phải chính là nổi nhiệt miệng. Nhiệt miệng tạo nên nỗi ám ảnh không hề nhỏ và khiến bạn cực kỳ khó chịu mỗi khi ăn uống và nói chuyện. Thậm chí nó còn thường xuyên ghé thăm bạn định kỳ. Vậy làm sao để chữa khỏi nhiệt miệng và phòng tránh được tình trạng phiền toái này? Hôm nay chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một vài cách chữa nhiệt miệng ngay tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến bị Nhiệt miệng

Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng. Chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường; chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn; ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế. Chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân
Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân

Triệu chứng bệnh Nhiệt miệng (loét miệng)

Bệnh nhiệt miệng có rất nhiều các dấu hiệu, triệu chứng tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người, trong đó thường kể đến các triệu chứng, dấu hiệu như sau: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, tiêu hóa kém, cáu gắt, chuột rút, tê, xanh xao hoặc sụt cân.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Bên cạnh những thay đổi của khí hậu, bạn sẽ dễ bị nổi nhiệt miệng nếu có hệ miễn dịch kém hoặc có tiền sử bị rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra, những căng thẳng từ áp lực cuộc sống cũng là một yếu tố khiến nhiệt miệng xuất hiện. Bạn hoàn toàn không thể chạm vào các nốt nhiệt miệng vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc thậm chí là viêm loét dẫn đến sẹo. Vậy thì làm sao để giải quyết tình trạng này?

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách

Giữ gìn răng miệng sạch sẽ là một cách giúp ngăn ngừa vết loét của nhiệt miệng đồng thời phát triển và khắc phục mọi tổn thương mà nốt nhiệt đang gây ra. Vệ sinh răng miệng có thể ngăn ngừa vi khuẩn có khả năng hình thành nên sự đau nhức nơi khoé môi. Đánh răng 2 lần/ ngày và sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ các chất dơ hoặc thức ăn còn sót lại ra khỏi miệng. Từ đó hạn chế nguy cơ gây nên các vết viêm loét.

Nên hạn chế hút thuốc hay nhai kẹo cao su

Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân trực tiếp nhất gây nên các bệnh về răng miệng. Bên cạnh việc làm mất màu răng, tạo mùi hôi, thuốc lá cũng làm tình trạnh nhiệt miệng của bạn lở loét tệ hơn. Kẹo cao su tuy không có tác động quá đáng kể đối với những nốt viêm. Thế nhưng bạn nên hạn chế nhai kẹo cao su vì thao tác này sẽ gây nên ma sát trong vòm họng, ảnh hưởng đến các tổn thương trong khoang miệng.

Giảm đau do nhiệt miệng với aspirin

Giảm đau do nhiệt miệng với aspirin
Giảm đau do nhiệt miệng với aspirin

Đơn thuốc giảm đau bạn có thể tự mua cho mình chính là aspirin. Bạn có thể mua thuốc giảm đau loại nhẹ nhất và đắp hoặc nhai ở gần khu vực nổi nhiệt miệng để làm lành các vết loét. Tuỳ loại aspirin mà ban đầu bạn có thể sẽ trải qua những cảm giác khó chịu và bỏng nhưng kết quả cuối cùng sẽ không làm bạn thất vọng.

Hạn chế ăn các thực phẩm có tính axit cao

Hấp thụ các loại thức ăn có nồng độ axit cao hoặc độ cay nhiều sẽ làm tình trạng vết loét của bạn trở nên nặng nề hơn. Bạn nên hạn chế những thực phẩm chua hoặc các loại rau củ quả cay như ớt. Bằng cách cân bằng độ pH cho khoang miệng, bạn sẽ giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng xấu cho quá trình chữa lành nốt nhiệt miệng.

Sữa giúp điều trị viêm nhiễm do nhiệt miệng

Sữa giúp điều trị viêm nhiễm do nhiệt miệng
Sữa giúp điều trị viêm nhiễm do nhiệt miệng

Điều này thoạt nghe có vẻ khá kỳ lạ. Thế nhưng thành phần magiê có trong sữa đã được chứng minh là hiệu quả trong việc điều trị các vết viêm nhiễm do nhiệt miệng gây ra. Sử dụng một lượng nhỏ sữa magiê chấm lên các vết lở vài lần một ngày. Nó sẽ giúp bạn giảm sự kích ứng, đau rát. Cũng như làm các tổn thương trong khoang miệng lành lại nhanh chóng hơn.

Sử dụng nước súc miệng hàng ngày

Nước súc miệng cũng đóng một vai trò khá quan trọng đối với việc điều trị nhiệt miệng. Không chỉ giúp giữ gìn vùng khoang miệng sạch sẽ. Nước súc miệng còn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Đồng thời làm tê liệt cảm giác đau rát trong khoang miệng. Bạn nên sử dụng loại nước súc miệng có tính sát khuẩn để cảm nhận được rõ hiệu quả mang lại.

Tìm đến bác sĩ nếu bị nặng

Nếu bạn vẫn không thể làm giảm được sự đau rát của nốt nhiệt. Hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ như phương án cuối cùng. Hãy nhớ rằng, nhiệt miệng cũng được xem như là một căn bệnh y tế. Bạn đừng đánh giá thấp ảnh hưởng của những nốt viêm. Mà hãy nghe theo liệu trình điều trị của bác sĩ để ngăn ngừa viêm loét kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WC Captcha 1 + 5 =