Chế tạo robot rút vaccine Covid-19 để tránh tình trạng lãng phí

Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với một trong những đại dịch lớn nhất từ xưa đến nay. Nhiều người nói rằng đây chính là cuộc “chọn lọc tự nhiên” của trái đất. Trước những thiệt hại nặng nề về người và tài sản của mỗi quốc gia, giới nghiên cứu đã phải nỗ lực rất nhiều để có thể tìm ra phương pháp chế vaccine để khống chế tình hình dịch bệnh. Nhưng lượng vaccine hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng đủ cho tất cả mọi người sử dụng. Việc các nhân viên y tế phải rút vaccine bằng cách thủ công như ngày trước dẫn đến việc lượng vaccine rút ra không quá chuẩn. Một lọ vaccine có thể tiêm được đủ 12 mũi lại chỉ có thể rút được 10 mũi nếu thao tác bằng tay. Vì thế nên robot rút vaccine ra đời.

Robot rút vaccine này được Thái Lan cho ra đời để tránh lãng phí vaccine trong thời buổi dịch bệnh hiện nay. Với sự chính xác được tính toán cực kì kĩ lưỡng, mỗi lọ vaccine sẽ được sử dụng đúng với số lượng mà nó mang đến. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiến độ tiêm và số lượng người được tiêm cũng sẽ tăng hơn rất nhiều.

Robot rút vaccine Covid-19

Robot hút vaccine tại Thái
Robot hút vaccine tại Thái được chế tạo để tránh lãng phí vaccine

Trước tình hình thiếu hụt vắc xin ngừa Covid-19; các nhà nghiên cứu của Thái Lan đã chế tạo ra máy rút vắc xin Covid-19 một cách tối ưu. Giúp hạn chế tối đa lượng vắc xin bị lãng phí nếu thao tác bằng tay. Theo Hãng tin Reuters ngày 25-8, cánh tay robot, chiếc máy tên AutoVacc của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) chế tạo. Có thể rút được 12 mũi vắc xin AstraZeneca trong vòng 4 phút từ 1 lọ vắc xin. Thay vì chỉ 10 mũi/lọ nếu thao tác bằng tay.

ĐH Chulalongkorn cho biết chiếc máy hiện chỉ có thể làm việc với vắc xin AstraZeneca. Loại vắc xin này có chú thích trên nhãn dán là rút được 10-11 mũi/lọ. “Chiếc máy đảm bảo chúng tôi có thể thêm 20% từ mỗi lọ vắc xin. Tức tăng từ 10 lên 12 liều”. Trích theo lời nhà nghiên cứu Juthamas Ratanavaraporn. Đây là người dẫn đầu nhóm phát triển AutoVacc; thuộc Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật y sinh, ĐH Chulalongkorn.

Bà Juthamas ước tính, nếu họ có đủ vắc xin AstraZeneca dành cho 1 triệu dân, AutoVacc sẽ giúp nâng số liều lên đủ dùng cho 1,2 triệu dân. Cũng theo chuyên gia trên, dù một số nơi có sử dụng loại ống tiêm khoảng chết thấp (LDS) để giảm lãng phí. Cách làm này vẫn đòi hỏi nhiều nhân công và tay nghề cao.

Mang đến ý nghĩa lớn lao trong tình hình dịch bệnh

Vaccine
Hiện chiếc máy này chỉ có thể sử dụng cho vaccine Astrazeneca

“Việc đó có thể khiến nhân viên y tế kiệt sức. Họ sẽ phải làm việc này hằng ngày trong nhiều tháng”, bà Juthamas nói. Reuters cho biết Thái Lan từng kiểm soát được phần lớn đại dịch. Nhưng các biến thể mới như Delta; đã đẩy số ca nhiễm và tử vong của quốc gia này tăng cao kể từ hồi tháng 4.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn tạo ra áp lực lớn cho chương trình tiêm chủng của Thái Lan. Tính đến nay, khoảng 9% trong số 66 triệu dân của Thái Lan đã tiêm chủng đầy đủ. Thế nhưng, công tác tiêm ngừa Covid-19 của quốc gia này đang đối mặt với thách thức từ việc thiếu nguồn vắc xin.

Nhóm nghiên cứu của bà Juthamas cho biết; họ có thể sản xuất thêm 20 máy AutoVacc trong vòng 3-4 tháng nữa. Tuy nhiên, việc sản xuất đại trà cho toàn quốc vẫn cần tới nguồn đầu tư và hỗ trợ từ chính phủ. AutoVacc nguyên mẫu có giá 2,5 triệu baht (khoảng 76.000 USD). Trong đó đã bao gồm các phụ kiện khác như ống tiêm. Nhóm nghiên cứu có kế hoạch chế tạo những chiếc máy tương tự để sử dụng với vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna. Thái Lan đã ghi nhận khoảng 1,1 triệu ca Covid-19. Và tổng cộng 10.085 ca tử vong vì dịch bệnh này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WC Captcha − 1 = 8