Độ pH thì chắc chắn ai cũng từng nghe qua. Vậy bạn có biết chính xác độ pH là gì? Chỉ số pH trong cơ thể chúng ta bao nhiêu là tốt. Đây là thông tin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe, vì vậy chúng ta hãy cùng bớt chút thời gian để tìm hiểu nhé!
Nồng độ pH trong cơ thể là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp. Đây cũng là chỉ số quan trọng cần theo dõi để biết tình trạng sức khỏe của mỗi người. Đó là lí do bạn cần nắm rõ chỉ số PH phản ánh điều gì, bao nhiều là tốt cho cơ thể. Cũng quan trọng không kém là cách cân bằng Ph cho cơ thể.
Tìm hiểu về độ pH
PH là chữ viết tắt của “pondus hydrogenii” (là độ hoạt động của hydro) là chỉ số đo hoạt động của các ion H+ của một chất thể hiện tính axit, trúng tính hay kiềm. Khi lượng ion H+ dư thừa hay nó được đánh giá là nằm trong khoảng 0<pH<7 thì sẽ tạo nên tính axit, còn nếu lượng ion H+ thấp khi nằm trong khoảng 14>pH>7 thì dung dịch đó có tính kiềm.
Độ pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh, pH càng cao thì tính kiềm càng mạnh. Mỗi môi trường đều có độ pH nhất định và cơ thể người cũng không ngoại lệ.
Chỉ số pH tốt là bao nhiêu?
Theo một số nghiên cứu mới đây thì nồng độ pH trong cơ thể người nằm trong khoảng 7.3 đến 7.4 đây được coi là mức độ tốt nhất giúp các tế bào hoạt động bình thường từ đó bạn sẽ có một sức khỏe tốt, ổn định.
Nếu như theo kết quả xét nghiệm mà độ pH trong cơ thể bạn quá cao sẽ dẫn đến lượng axit dư thừa đây là nguồn gốc cho các căn bệnh ung thư, tiểu đường, dạ dày… Mà nguyên nhân làm gia tăng ion H+ trong cơ thể người chủ yếu là do ăn uống không khoa học, thực phẩm không sạch, môi trường ô nhiễm.
Độ pH không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến là da. Đặc biệt được các chị em quan tâm. Vì vậy để đảm bảo có sức khỏe tốt cần cân bằng độ pH trong cơ thể. Vì nó giúp gia tăng các tế bào khỏe mạnh, phòng tránh bệnh tật.
Những vấn đề cần lưu ý
Rối loạn axit-bazơ
Một số tình trạng làm rối loạn sự cân bằng độ pH trong cơ thể được gọi là nhiễm axit trong trao đổi chất do:
- Bệnh tiểu đường axit xeton (sản sinh quá nhiều hợp chất axit xeton do không cung cấp đủ lượng đường glucose trong máu hoặc mỡ dự trữ năng lượng gây nên thiếu insulin)
- Tích luỹ axit lactic trong cơ thể do tập thể dục quá mức hoặc do bệnh tật gây ra.
- Chứng tăng ure-huyết do thận bị hỏng hoặc làm việc kém.
Ngoài nhiễm axit còn có tình trạng nhiễm kiềm trong trao đổi chất do:
- Do nhiễm axit cacbonat trong cơ thể
- Giảm độ axit xuống quá mức
- Mất nước do bị u bướu hoặc lạm dụng thuốc lợi tiểu
- Thiếu hụt kali
Sản sinh axit và viêm loét dạ dày
Thông thường axit-bazơ được giữ ở mức cân bằng trong dạ dày khi tiêu hoá thức ăn và sản sinh ra axit clohydric gọi là axit tiêu hoá. Tuy nhiên có nhiều nhân tố gây sản sinh axit quá mức trong dạ dày như: stress, rượu, thuốc lá, nhiễm vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori, một số chất gây kích thích quá mức như gia vị cay chua hay chất cafein (cà phê, trà, nước uống có ga hoặc chứa cafein). Và khi axit cao quá mức có thể dẫn đến một số bệnh như: Chứng ợ nóng, Viêm loét dạ dày, Trào ngược axit lên thực quản.
Hướng dẫn cân bằng độ pH trong cơ thể
Giữ tâm trạng thoải mái, ăn uống điều độ
Nếu như tâm trạng của bạn luôn trong tình trạng ức chế; suy nghĩ tiêu cực thì cơ thể sẽ tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe. Vì vậy lời khuyên của Bác sĩ chính là để giữ được tính kiềm trong cơ thể thì bạn nên duy trì tâm trạng vui vẻ, suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời. Bên cạnh đó sự thoải mái, vui vẻ còn giúp gia tăng các tế bào miễn dịch, tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus.
Nên đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ 8 tiếng, ngủ nghỉ điều độ sẽ giúp cơ thể sản sinh các axit có lợi rất tốt cho sức khoẻ.
Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả
Bởi trong những loại thực phẩm này có sẵn tính kiềm sẽ giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể. Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều loại vitamin tốt, chống oxy hóa,…. Một số loại rau và quả có tính kiềm cao như: cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt), ớt chuông, cần tây, quả bơ…
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Nước là nguồn năng lượng quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy hằng ngày hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể, ít nhất 2 lít mỗi ngày. Đặc biệt là nước khoáng và nước giàu ion kiềm. Vì trong các loại nước này giàu vi khoáng tự nhiên; giàu khả năng chống oxy hóa giúp cân bằng được độ pH trong cơ thể.
Hy vọng những thông tin vừa được chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chỉ số PH. Cùng như tầm quan trọng của nó đối với cơ thể. Từ đó có phương pháp điều chỉnh độ PH trong cơ thể phù hợp. Giúp đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất.