Cơn bão số 2 đã gây thiệt hại như thế nào đến Thái Bình, Hải Phòng?

Chiều 12/6/2021, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải và Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai tại tỉnh Thái Bình – Nguyễn Khắc Thận đã trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác phòng chống bão tại Thái Bình, Hải phòng. Cơn bão số 2 đi qua đã để lại rất nhiều thiệt hại về đời sống tinh thần lẫn vật chất của bà con nơi đây. Cùng nhìn lại những mất mát mà cơn bão này mang lại cũng như công tác khẩn trương phòng chống cơn bão này của tình nhà qua bài viết bên dưới.

Những thiệt hại mà cơn bão số 2 gây ra tại Thái Bình

Nhà mất mái, trường học hư hỏng, cây đổ… tại Thái Bình và Hải Phòng khi bão số 2 lướt qua. Tại Thái Bình, một số điểm trường ở xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ bị lốc xoáy làm hư hỏng. Cụ thể, mái tôn nhà hiệu bộ, nhà để xe và khu vui chơi của học sinh bị gió hất tung.

Tại trường Tiểu học và THCS An Vũ bị đổ 400m tường bao. Toàn bộ 10 phòng học bị tốc mái. Cây cối trong khuôn viên trường bật gốc, đổ ngổn ngang. Ngoài ra, tại trụ sở UBND xã An Vũ, toàn bộ khu nhà làm việc diện tích 200m2 dành cho khối đoàn thể gồm phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, nông dân bị tốc mái hoàn toàn.

Những thiệt hại mà cơn bão số 2 gây ra tại Thái Bình
Cây cối bị đổ la liệt khi cơn bão số 2 “tạt qua” Thái Bình.

Lốc xoáy còn làm đổ một đoạn tường cổng UBND xã dài khoảng 50m. Thậm chí gãy bốn cột điện cùng nhiều cây cối trong khuôn viên trụ sở xã. Thiệt hại ban đầu do bão số 2 gây ra tại địa phương này ước tính khoảng 2,4 tỷ đồng.

Tại Hải Phòng, thiệt hại do bão gây ra không lớn

Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Anh Quân cho hay, mưa to chỉ khiến mực nước ở sông, biển cao hơn ngày thường. Do làm tốt công tác phòng chống nên không có hiệt hại. “Sáng nay, các đơn vị nghiệp vụ đã huy động hơn 300 công nhân môi trường và phương tiện dọn dẹp, khơi thông cống… Việc này để đảm bảo giao thông, sinh hoạt cho người dân”, ông Quân cho biết.

Khẩn trương hướng dẫn tàu, thuyền vào nơi tránh trú an toàn

Qua kiểm tra thực tế, Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận yêu cầu các địa phương. Nhất là 2 huyện ven biển. Bí thư khẩn trương kêu gọi, liên lạc, hướng dẫn tàu, thuyền vào nơi tránh trú an toàn. Đồng thời bảo vệ an toàn hệ thống đê, kè, cống. Khẩn trương di dời số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thủy, hải sản; và các hộ dân sinh sống trong khu vực nguy hiểm, số ngư dân trên biển vào nơi an toàn. Tuyệt đối không để người lao động ở lại chòi ngao, trên tàu, thuyền khi bão đổ bộ vào.

Khẩn trương hướng dẫn tàu, thuyền vào nơi tránh trú an toàn
Chính quyền địa phương đã chủ trương kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền lẩn tránh an toàn.

Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận yêu cầu các địa phương cần nhanh chóng huy động máy móc, phương tiện, nhân lực khẩn trương thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Tỉnh vẫn còn gần 6.500 ha lúa Xuân chưa thu hoạch. Trước đó, từ 12 giờ ngày 12/6, tỉnh Thái Bình đã thực hiện cấm tàu, thuyền ra khơi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WC Captcha 64 − = 57