Hiện nay các hình thức du lịch từ xa đã không còn là điều quá xa lạ nữa. Bạn có thể ngồi một chỗ nhưng vẫn có thể đến và thăm thú được mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện tại thì du lịch từ xa đã trở thành một phương thức “đi” của nhiều người. Thế nhưng hình thức này vẫn chưa đặc biệt bằng công nghệ thế thân vừa được mở rộng ra từ dự án đã thành công trước đó. Công nghệ thế thân cho phép bạn có thể liên lạc với nhau trong khoảng cách từ trái đất đến tàu không gian ngoài vũ trụ. Và cũng mở ra kỉ nguyên du lịch từ xa thông qua hệ thống màn hình liên lạc từ thiết bị. Bạn cũng có thể cho nó tự do đi lại.
Đây là một dự án giúp ngành du lịch từ xa phát triển mạnh mẽ hơn. Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay thì ý nghĩa của công nghệ thế thân mang lại càng lớn. Vì giờ đây bạn đã có thể chủ động điều khiển thiết bị thay thế bạn đi thăm thú theo ý thích của mình.
Dự án công nghệ thế thân Space Avatar
Công ty avatarin Inc và cơ quan vũ trụ Nhật Bản JAXA đang cộng tác trong dự án phát triển công nghệ thế thân. Nó từng được thử nghiệm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Phương châm của cơ quan là One JAXA (“Một JAXA”) và khẩu hiệu của cơ quan là Explore to Realize (“Thám hiểm để tường tận”). Trước đây là Reaching for the skies, exploring space (“Chạm tới bầu trời, thám hiểm không gian”).
Hồi tháng 11 năm ngoái; avatarin và JAXA tiến hành thành công thử nghiệm công nghệ cho phép cộng đồng sử dụng thế thân để giao tiếp với các phi hành gia. Trong module thí nghiệm KIBO của Nhật Bản trên ISS. Dựa trên thành công đó; dự án Space Avatar giờ đây hướng tới phát triển và mở rộng công nghệ. Thông qua cộng tác với Trường Kỹ thuật của Đại học Tokyo. Theo avatarin, công nghệ sẽ cho phép du lịch vũ trụ và hỗ trợ làm việc từ xa.
Công nghệ thế thân có ý nghĩa vô cùng lớn
Du lịch vũ trụ từ xa sẽ sử dụng thế thân trang bị màn hình liên lạc. Thiết bị sẽ được điều khiển từ xa trên Trái Đất và có khả năng di chuyển tự do bên trong ISS. Theo JAXA và avatarin; công nghệ này sẽ giúp dân chủ hóa ngành du lịch không gian. Dù dưới hình thức ảo.
Hỗ trợ làm việc từ xa sẽ cho phép phi hành gia thực hiện nhiệm vụ trên trạm vũ trụ. Như điều khiển cánh tay robot và máy móc thông qua avatar. Mục tiêu của dịch vụ này là tăng hiệu quả và thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Avatarin sẽ phát triển hai loại thế thân cho mục tiêu này. Một loại để liên lạc từ xa. Và một loại cho nhiệm vụ đòi hỏi độ chính xác cao. JAXA và avatarin hy vọng có thể thử nghiệm công nghệ du lịch từ xa ở bảo tàng vũ trụ tại Trung tâm Tanegashima. Đây là tổ hợp phóng tên lửa lớn nhất của Nhật Bản.
Hôm 20/7, nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos bay qua đường Kármán bằng tên lửa New Shepard của Blue Origin. Trước đó, tỷ phú người Anh Richard Branson cũng bay vào không gian trên tàu SpaceShipTwo của Virgin Galactic hôm 11/7. Với mức vé của cả hai công ty đều ở mức trên 200.000 USD. Thế thân hứa hẹn trở thành công nghệ giúp du lịch không gian trở nên phổ biến hơn trong ngắn hạn.