Điểm tên những loại bệnh chàm thường gặp nhất

Bệnh chàm được các bác sĩ nhận định là một trong những bệnh lý da liễu thường gặp. Cũng giống như lang ben hay hắc lào, căn bệnh này không gây ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên với những bệnh nhân bị chàm lâu ngày thì họ lại cảm thấy mất tự tin trong việc giao tiếp hàng ngày. Hơn nữa tùy thuộc vào các giai đoạn mà bệnh chàm lại gây nên những tổn thương nhất định. Sau đây là chia sẻ của chúng tôi về những loại bệnh chàm thường gặp nhất, cùng với đó là các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh da liễu này.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một dạng viêm da cơ địa. Nó thường kéo dài dai dẳng và rất dễ bị tái phát trở lại. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà bệnh sẽ gây ra những sự tổn thương nhất định. Theo đó, những triệu chứng điển hình của bệnh đó là da bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khô ráp, nổi mụn nước. Hiện nay các bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên họ cũng đã xác định được các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm. Việc hạn chế những yếu tố nguy cơ này sẽ giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Các loại bệnh chàm thường gặp nhất

Chàm là tên chỉ chung cho nhiều loại viêm da có thể gặp ở mọi lứa tuổi song trẻ nhỏ là phổ biến hơn cả. Thực tế có nhiều dạng chàm khác nhau do nguyên nhân; yếu tố kích thích và có đặc điểm bệnh khác nhau. Dưới đây là các dạng chàm thường gặp:

Viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ

Viêm da dị ứng là dạng chàm phổ biến nhất, xuất hiện ở trẻ nhỏ
Chứng viêm da dị ứng của trẻ em thường xuất hiện ở vùng má và da đầu

Đây là dạng chàm phổ biến nhất, xuất hiện ở trẻ nhỏ do cơ địa nhạy cảm và thường biến mất hoặc nhẹ đi khi trưởng thành. Những người bị hen suyễn, sốt hoa cỏ có nguy cơ cũng bị chàm dạng viêm da dị ứng, đây là nhóm bệnh thường đi kèm.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng là do chế độ bảo vệ da tự nhiên bị suy yếu hoặc phá hỏng do nguyên nhân nào đó, khiến da bị tổn thương với chất gây kích ứng. Đặc điểm của chàm dạng viêm da dị ứng như sau:

– Thường xuất hiện phát ban ở nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, trẻ nhỏ còn bị ở má và da đầu.

– Trên các vết tổn thương da có thể bị sưng, rỉ chất lỏng khi gãi.

– Da phát ban chàm có thể sáng hoặc tối màu hơn, song đều khô và dày hơn.

Dạng chàm tiếp xúc và chàm tay

Chàm tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với chất gây kích ứng khiến da bị đỏ, ngứa. Triệu chứng phổ biến của dạng chàm da này là: da đỏ, ngứa, bỏng, có cảm giác châm chích. Xuất hiện mề đay trên da, đôi khi hình thành cả mụn nước đóng vảy. Tác nhân kích thích gây chàm tiếp xúc rất đa dạng như: chất tẩy trắng, chất tẩy rửa, mủ cao su, sản phẩm chăm sóc da, xà phòng, nước hoa,…

Còn với chàm tay thì đặc điểm là chỉ xuất hiện tổn thương viêm da ở vùng da bàn tay. Nguyên nhân là do khả năng bảo vệ của da yếu trước yếu tố gây kích thích. Da bàn tay bị ngứa, đỏ, khô, đôi khi hình thành mụn nước hoặc vết nứt trên da.

Viêm thần kinh

Viêm da thần kinh tương tự như viêm da dị ứng. Nó làm cho da xuất hiện các mảng dày, có vảy. Triệu chứng của chàm viêm da thần kinh là sự hình thành các mảng da dày, có vảy hình thành trên cánh tay, chân, sau gáy, da đầu, dưới chân, mu bàn tay hoặc bộ phận sinh dục. Những miếng bám này có thể rất ngứa, đặc biệt là khi bạn thư giãn hoặc ngủ. Nếu gãi, chúng có thể chảy máu và bị nhiễm trùng

Nguyên nhân của viêm da thần kinh: Viêm da thần kinh thường bắt đầu ở những người có các loại bệnh chàm hoặc bệnh vẩy nến khác. Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra nó, nhưng căng thẳng có thể là một nguyên nhân.

Chàm thể đồng tiền và chàm tổ đỉa

 Chàm thể đồng tiền rất dễ nhận biết do các tổn thương xuất hiện trên da có dạng hình đồng xu
Khi bị chàm tổ đỉa hay chàm thể đồng tiền, người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu vô cùng

Chàm thể đồng tiền rất dễ nhận biết. Lý do vì tổn thương xuất hiện trên da có dạng hình đồng xu, đốm tròn. Chúng gây ngứa nhiều, ngứa nghiêm trọng và kéo dài. Theo thời gian, các đốm tổn thương da này sẽ đóng vảy; khi vảy rụng da cũng lành lại. Tác nhân gây chàm đồng tiền được biết là do côn trùng cắn. Hoặc có thể do phản ứng quá miễn của da với hóa chất hoặc kim loại,… Nhiều người bị chàm thể đồng tiền kết hợp với nhiều thể chàm khác, phổ biến như viêm da dị ứng.

Còn chàm tổ đỉa thì có đặc trưng là các tổn thương xuất hiện cùng mụn nước trên bàn tay và bàn chân. Kèm với đó người bệnh sẽ có cảm giác đau, ngứa vô cùng khó chịu. Vùng da tổn thương này dễ bị co giãn, bong tróc. Chúng nứt nẻ ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ. Nguyên nhân gây chàm tổ đỉa cũng do da bị dị ứng với chất kích thích; kết hợp với môi trường độ ẩm cao, sức đề kháng hoặc miễn dịch da bị rối loạn.

Các nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác song cơ chế gây chàm được nhiều nhà khoa học công nhận là do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi gặp chất kích ứng. Ở người bình thường, hệ miễn dịch chỉ phản ứng và tấn công protein xâm nhập từ bên ngoài như virus, vi khuẩn.

Song ở người mắc bệnh chàm cũng như các bệnh rối loạn miễn dịch khác, hệ miễn dịch mất hoặc rối loạn khả năng phân biệt protein trong cơ thể và protein lạ. Kết quả là nó tấn công cả tế bào cơ thể, ở bệnh chàm là tế bào da gây bệnh. Vậy các yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh chàm?

Yếu tố nguy cơ gây bệnh

Hai yếu tố nguy cơ cao nhất bao gồm:

– Bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Chàm rất thường gặp ở những trẻ bị sốt cỏ khô hoặc hen suyễn. Ngoài ra nó cũng gặp ở đối tượng mắc bệnh này dưới 30 tuổi.

– Tiền sử gia đình: Thực tế bệnh chàm có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bố mẹ, anh chị em có người mắc bệnh chàm thì nguy cơ trẻ mắc phải cũng cao hơn.

Yếu tố nguy cơ kích hoạt bệnh

Chàm rất thường gặp ở những trẻ bị sốt cỏ khô hoặc hen suyễn
Bệnh chàm được xác định là có liên quan đến yếu tố di truyền

Yếu tố kích hoạt các đợt chàm bùng phát rất đa dạng. Nó còn tùy thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân và loại bệnh chàm. Một số chàm thường gặp do yếu tố thời tiết, nước hoa, phấn hoa, bụi bẩn,… gây ra. Bên cạnh đó còn có:

– Người quá nóng hoặc đổ nhiều mồ hôi: Nhiệt độ cơ thể tăng cùng với việc đổ mồ hôi sẽ khiến bệnh chàm khởi phát hoặc trở nên nặng hơn. Ngoài ra, nếu không chăm sóc tốt, nguy cơ bội nhiễm gây tổn thương da nghiêm trọng có thể gặp phải.

– Sợi vải: Tác nhân kích ứng da gây chàm có thể là sợi vải quần áo, đồ gia dụng,… nhất là vải len, vải thô, vải vật liệu hỗn tạp,…

– Thay đổi nhiệt độ đột ngột: Khi nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột, nhất là khi từ lạnh ra nóng; cơ thể nóng lên và đổ mồ hôi có thể dẫn đến dấu hiệu chàm. Ngoài ra, độ ẩm thấp đột ngột không chỉ khiến da bị khô mà có thể gây viêm da, chàm.

– Hóa chất gia dụng: Người bình thường có thể tiếp xúc với chất tẩy rửa; xà phòng với nồng độ hóa chất ở mức cho phép. Tuy nhiên người có cơ địa nhạy cảm thì có thể bị khởi phát chàm nếu tiếp xúc. Ngoài ra, tác nhân khác có thể kích hoạt chàm như nước hoa, dưỡng da,…

Kết luận

Có thể thấy, có rất nhiều các yếu tố nguy cơ gây bệnh chàm. Song nó cần kết hợp cả hai yếu tố là cơ địa nhạy cảm với hệ miễn dịch hoạt động bất thường và tác nhân gây kích ứng. Tốt nhất khi bản thân hoặc trẻ xuất hiện chàm, hãy khoanh vùng các hoạt động, tiếp xúc có nguy cơ khiến da bị dị ứng và sau đó tránh xa chúng. Nếu chàm và dấu hiệu dị ứng trở nên nghiêm trọng, kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ thì tốt nhất nên đi khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WC Captcha 44 − 37 =