Một “thiên thạch lớn bất thường” đã phát ra ánh sáng ở miền nam Na Uy vào ngày 25/7 tạo ra những hình ảnh và âm thanh ngoạn mục khi nó sượt ngang qua bầu trời. Báo cáo về sao băng ở Na Uy được công bố vào khoảng 1 giờ sáng. Sao băng sáng đã được nhiều người nhìn thấy trong một khu vực ở Finnemarka. Một camera trên Holmestrand, phía nam Oslo đã chụp được một quả cầu lửa từ trên trời rơi xuống và nhấp nháy để chiếu sáng một bến du thuyền. Mạng lưới Sao băng Na Uy đã phân tích video và các dữ liệu khác để xác định nguồn gốc và điểm đến của thiên thạch.
Thiên thạch “rực cháy”, lóe sáng bắt mắt có tên gọi là sao băng “quả cầu lửa”
Một thiên thạch lớn bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển. Nó đã xẹt qua Na Uy rạng sáng hôm 25/7 (giờ địa phương). Các chuyên gia cho rằng một phần thiên thạch có thể rơi gần thủ đô Oslo. Reuters cho biết ghi nhận về sao băng xuất hiện vào khoảng 1h ngày 25/7. Các đoạn video trên mạng xã hội đã quay lại cảnh một luồng sáng xẹt qua bầu trời ở bến du thuyền ở Holmestrand, phía nam Oslo. Đến chiều 25.7, chưa có mảnh vỡ nào được tìm thấy. Theo các chuyên gia, có thể mất “khoảng 10 năm” để tìm kiếm những thiên thạch tiềm tàng.
Theo thông tin từ NMN, sao băng này có ánh sáng bắt mắt. Sóng áp suất của nó cũng đã gây ra gió giật mạnh xung quanh. Thiên thạch “rực cháy”, lóe sáng bắt mắt này là một loại sao băng đặc biệt. Nó được gọi tên là sao băng “quả cầu lửa”. Danh xưng này được dành cho những sao băng phát ra ánh sáng có cường độ bằng hoặc lớn hơn của sao Kim trên bầu trời đêm, theo Hiệp hội Sao băng Hoa Kỳ (AMS).
Mảng thiên thạch rơi xuống tạo tiếng động lớn
Ông Morten Bilet, thành viên Mạng lưới Sao băng của Na Uy, cho biết: “Điều này thật đáng kinh ngạc. Những gì chúng ta thấy đêm qua dường như là một mảng thiên thạch lớn. Nó đến từ vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc”, ông Bilet nói.
“Khi xẹt qua bầu khí quyển, mảng thiên thạch cháy sáng và tạo ra tiếng động lớn. Chúng tôi rất phấn khích”, ông Bilet cho biết.
Sau khi phân tích dữ liệu sơ bộ, Mạng lưới Sao băng Na Uy cho biết có thể một phần của mảng thiên thạch đã rơi xuống Finnemark. Khu vực cây cối rậm rạp cách thủ đô Oslo khoảng 60 km về phía tây. Ông Bilet nói rằng thiên thạch di chuyển với tốc độ 15-20 km mỗi giây và thắp sáng bầu trời đêm trong khoảng 5-6 giây khi băng qua bầu khí quyển.
Hiện vẫn chưa ghi nhận thiệt hại nào
Việc bắt gặp thiên thạch và vật thể từ không gian chiếu sáng bầu trời đêm tại Na Uy không phải là điều quá hiếm gặp. Mạng lưới Sao băng của Na Uy vốn đã bố trí nhiều camera liên tục theo dõi bầu trời. Dữ liệu sơ bộ cho thấy sao băng có thể đã “hạ cánh” xuống một khu vực rừng không quá xa thủ đô Oslo là Finnemarka.
Ông Bilet cho biết hiện vẫn chưa ghi nhận thiệt hại nào. Vụ việc cũng không làm người dân hoảng sợ giống như khi một hiện tượng ở Nga. Một thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời miền trung nước Nga gần thành phố Chelyabinsk năm 2013 đã tạo ra những quả cầu lửa trên một khu vực rộng lớn và gây ra một đợt sóng xung kích làm vỡ cửa sổ, hư hại các tòa nhà, khiến 1.200 người bị thương.