Rắn được xếp vào top những loài động vật có chất độc cực mạnh. Cách thức phun nọc độc của chúng cũng rất nguy hiểm. Khi gặp đối thủ, chúng có thể phun nọc độc vào mắt đối phương, kể cả là con người. Đây chính là điểm mạnh của loài rắn.Tuy nhiên, mỗi loài rắn lại có chứa loại nọc độc khác nhau. Thậm chí có những loại rắn không chứa chất nọc độc như rắn nước. Tuy nhiên, rắn vẫn là loại động vật bí hiểm mà các nhà nghiên cứu phải soi xét nhiều hơn. Mới đây, các nhà khoa học đã có phát hiện mới về nanh độc của loài rắn.
Rắn là động vật như thế nào?
Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt. Nó từng có chân và thân hình tròn dài (hình trụ). Thuộc phân bộ Serpentes. Có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài. Giống như các loài bò sát có vảy (Squamata) khác, rắn là động vật có xương sống. Nó có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.
Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạng thằn lằn của chúng. Cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao. Để phù hợp với cơ thể thon và hẹp của mình, các cơ quan có cặp đôi của rắn (như thận) được bố trí theo kiểu cái này nằm phía trước. Thay vì ngang hàng ở hai bên, và phần lớn các loài rắn chỉ có một phổi hoạt động. Một vài loài vẫn duy trì một đai chậu với một cặp vuốt dạng vết tích ở một trong hai bên của lỗ huyệt.
Nghiên cứu mới về nọc độc loài rắn
Một nghiên cứu cho thấy các rãnh ở răng nanh của loài rắn vốn được tiến hóa để phun ra nọc độc giết chết con mồi. Daily Mail ngày 11.8 đưa tin, các chuyên gia ở Australia đã nghiên cứu một số loài rắn độc. Bao gồm rắn taipan ven biển (Oxyuranus scutellatus). Đây được coi là loài rắn nguy hiểm nhất ở Australia.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Alessandro Palci từ Đại học Flinders cho biết: “Tại sao răng nanh lại tiến hóa nhiều lần ở rắn mà hiếm khi ở các loài bò sát khác luôn luôn là một bí ẩn. Nghiên cứu của chúng tôi giải đáp điều này. Nó cho thấy răng rắn dễ dàng biến thành kim tiêm dưới da như thế nào”.
Cơ chế phun nọc độc của rắn
Rắn phun ra nọc độc từ nanh độc. Nhưng hầu hết loài rắn không tiêm nọc độc vào cơ thể nạn nhân bằng những chiếc nanh rỗng. Trên thực tế, nọc độc của rắn chảy dọc theo một rãnh bên ngoài răng nanh để vào vết thương của nạn nhân. Điều này trái với những quan điểm phổ biến trước đây.
Những chiếc nanh độc vốn đã tiến hóa có rãnh và lớn hơn những chiếc răng khác. Rãnh nọc độc được phát triển từ những nếp gấp nhỏ hoặc nếp nhăn phía trong ở gốc nanh độc. Những nếp nhăn này vốn giúp răng bám chắc vào hàm. Chúng sau đó đã phát triển để trở nên sâu hơn và kéo dài đến tận chóp răng. Nanh độc có thể nằm ở phía sau hoặc phía trước của miệng và có thể được cố định hoặc có bản lề. Nếu có bản lề, chúng có thể gấp được về phía sau.
Các quan sát cho thấy các rãnh nọc độc là biểu hiện của một đặc điểm gọi là plicidentine – hay còn được gọi là sự hình thành vết sần xung quanh khoang tủy ở chân răng. Plicidentine đã được báo cáo ở một số nhóm động vật có xương sống, nhưng sự xuất hiện rộng rãi của nó ở rắn chưa từng được biết đến trước đây.