Những câu chuyện lạ ly kỳ xoay quanh hố đen hay lỗ đen luôn là chủ đề nổi hổi, hấp dẫn thu hút rất nhiều bạn đọc. Thực chất, đây là một vùng không gian, thời gian nơi mà không một thứ gì có thể thoát khỏi. Và điều đó cũng có nghĩa là chúng có thể nuốt chửng các ngôi sao khi đến gần. Và tất nhiên, Trái Đất cũng không ngoại lệ. Theo các nhà khoa học, số lượng lỗ đen lang thang trong thiên hà của chúng ta ở mức tương đối. Và số lượng này thường tăng theo tuyến tính với khối lượng thiên hà.
Chính vì thế, khả năng Trái Đất bị lỗ đen nuốt chửng là có thể. Tuy nhiên, tỳ lệ sự kiện này xảy ra là rất thấp. Và tất nhiên, khả năng hai ngôi sao bị va chạm với nhau trong quá trình bị lỗ đen nuốt chửng cũng rất nhỏ. Bởi khối lượng của lỗ đen lớn hơn hàng triệu, hàng tỷ lần so với mặt trời.
“Lỗ đen” là gì?
Lỗ đen là vùng không-thời gian nơi có mức độ hấp dẫn rất mạnh. Nó mạnh đến mức không thứ gì, kể cả ánh sáng, có thể thoát khỏi. Bất cứ thứ gì đến quá gần lỗ đen đều bị diệt vong. Theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí “Monthly Notices of the Royal Astronomical Society”, các lỗ đen có thể sẽ là thủ phạm “hấp thụ” các hành tinh.
Các nhà khoa học đưa ra kết luận này sau khi chạy một thử nghiệm mô phỏng. Thí nghiệm cho thấy sự hình thành và chuyển động của các lỗ đen và lỗ đen siêu lớn. Những lỗ đen này có khối lượng gấp hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ lần so với khối lượng của Mặt trời.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng bị hố đen hấp thụ là có thật. Tuy nhiên, tỷ lệ này không lớn. “Đừng lo lắng. Khả năng chúng ta gặp phải một lỗ đen siêu lớn lang thang là rất nhỏ. Không gian này cực kỳ rộng lớn. Nó lớn đến mức ngay cả khi hai thiên hà chứa hàng trăm tỷ ngôi sao hợp nhất với nhau, các ngôi sao của chúng cũng không va chạm vào nhau”. Tiến sĩ Angelo Ricarte từ Đại học Harvard (Mỹ), tác giả của nghiên cứu cho biết.
Trái Đất có khả năng bị các lỗ đen lang thang này nuốt chửng hay không?
Theo các nhà khoa học, thiên hà càng lớn thì càng có nhiều lỗ đen lang thang. Và các cụm thiên hà có tiềm năng chứa hàng nghìn lỗ đen trong số đó. Các lỗ đen siêu lớn là những khu vực cực kỳ dày đặc ở trung tâm các thiên hà. Khối lượng của chúng có thể gấp hàng tỷ lần Mặt trời. Chúng hoạt động như cái neo cho khối khí xoáy, bụi, sao, hành tinh và các thiên thể khác xung quanh chúng. Nhưng may mắn là dù sao thì hầu hết các lỗ đen lang thang cuối cùng cũng hợp nhất với lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của thiên hà mới của chúng.
Tiến sĩ Ricarte nói thêm. “Nếu thực sự có một lỗ đen siêu lớn ngay trong vùng lân cận của chúng ta, chúng ta vẫn có thể phát hiện ra sự hiện diện của nó. Điều này dựa trên chuyển động của các ngôi sao gần đó”.
Số lượng lỗ đen lang thang trong một thiên hà nhất định có xu hướng tăng lên. Độ tăng của chúng là hàm tuyến tính với khối lượng của thiên hà. Với Dải Ngân hà có thể có khoảng 12 lỗ đen. Nhưng các thiên hà và cụm thiên hà lớn hơn sẽ có nhiều hơn.