Ma túy đá ở môi trường nước có thể làm cá hồi nâu nghiện

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi tiến sĩ Pavel Horky, nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Khoa học Đời sống Cộng hòa Séc ở Praha cùng các đồng nghiệp của ông đã tìm hiểu quá trình tác động của các loại ma tuý đá trong môi trường nước đối với loài cá hồi nâu khiến chúng thay đổi hành vi. Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy loài cá hồi nâu có thể bị nghiện ma tuý đá khi tiếp xúc với các chất này có ở trong môi trường nước. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã cho 40 con cá hồi nâu tiếp xúc với ma túy đá trong khoảng thời gian 8 tuần.

Cá hồ nâu dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các thuốc kích thích thần kinh

Các nhà khoa học Cộng hòa Czech phát hiện loài cá hồi nâu nghiện ma tuý đá. Chúng có triệu chứng nghiện như con người. Sau khi chúng tiếp xúc với các chất ma túy tổng hợp trong nước. Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Sinh học Thực nghiệm hôm 6/7, các nhà khoa học tại Đại học Khoa học Đời sống ở Prague; Cộng hòa Czech đã thả 40 con cá hồi nâu vào một bể nước. Chúng được lấy trong môi trường tự nhiên có nhiễm chất ma túy tổng hợp (ma túy đá).

Những con cá này sẽ sống trong bể nước trong vòng 8 tuần. Sau đó chúng được chuyển sang một bể nước sạch. Sau 4 ngày, các nhà khoa học cho chúng lựa chọn giữa vùng nước có chứa ma túy và vùng nước hoàn toàn không có. Kết quả là chúng đã chọn nơi có chứa chất ma túy. Ông Horky, trưởng nhóm nghiên cứu, nói với CNN: “Cá rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các thuốc kích thích thần kinh có trong rượu và thuốc phiện. Các chất này có thể khiến chúng bị nghiện giống như con người”.

Cá hồ nâu dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các thuốc kích thích thần kinh
Cá hồ nâu dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các thuốc kích thích thần kinh

Tại sao chúng ta phải quan tâm khi lũ cá hồi bị nghiện?

Nghiên cứu cũng chỉ ra những con cá bị nghiện ít hoạt động hơn. Dấu vết ma túy thậm chí được tìm thấy trong mô não của chúng. Sau khi chúng có thời gian là 10 ngày tiếp xúc với hợp chất này. Các nhà khoa học phát hiện các chất ma túy từ nước thải con người. Sau khi được con người bài tiết ra ngoài sẽ đi qua hệ thống nước thải để đến các nhà máy xử lý. Tuy nhiên, các nhà máy này không có khả năng xử lý loại ô nhiễm này trước khi đổ ra sông và biển.

Ông Horky quan ngại rằng việc nghiện thuốc phiện có thể khiến các loài cá tập trung ở khu vực xử lý nước thải, nơi hoàn toàn không tốt cho chúng. Ngoài ra, cơn thèm ma túy có thể khiến chúng không quan tâm tới việc kiếm ăn hoặc giao phối. “Những tác động như vậy có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chức năng của hệ sinh thái. Hậu quả có thể ảnh hưởng ở cả cấp độ cá thể và quần thể”, ông Horky cho biết thêm.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những loài động vật dưới nước bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng dược phẩm của con người. Vào tháng 5/2019, các nhà nghiên cứu ở Vương quốc Anh thông báo tìm thấy dấu vết của ma túy; dược phẩm và thuốc trừ sâu trong tôm nước ngọt. Tháng 5/2018, các nhà khoa học làm việc tại Puget Sound; Mỹ phát hiện các con trai trong khu vực cho kết quả dương tính với thuốc giảm đau oxycodone.

Con người cần kiểm soát nguồn nước thải của mình

Nghiện thuốc phiện có thể khiến các loài cá tập trung ở khu vực xử lý nước thải, nơi hoàn toàn không tốt cho chúng
Nghiện thuốc phiện có thể khiến các loài cá tập trung ở khu vực xử lý nước thải, nơi hoàn toàn không tốt cho chúng

Một sự thật là dư lượng ma túy được kê đơn có thể thoát ra môi trường. Chúng ra ngoài theo phân và nước tiểu của chúng ta. Do đó, động vật hoang dã có thể đang phơi nhiễm với nhiều loại hóa chất. Từ thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm đến cocaine, ma túy đá…

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một loạt ảnh hưởng. Chúng sẽ làm thay đổi hành vi ở các sinh vật sống dưới nước. Khiến chúng trở nên hung hăng hơn. Thậm chí là chúng không sợ ánh sáng và các loài động vật săn mồi. Chúng ta chưa biết liệu các hóa chất tổng hợp khác, có trong mỹ phẩm, quần áo và chất tẩy rửa có thể ảnh hưởng đến hành vi của con người và các loài động vật hoang dã hay không. Do đó, một điều cần làm hiện nay là phải tiếp tục điều tra. Đồng thời hãy đánh giá rủi ro của các hóa chất nhân tạo đối với hệ sinh thái.

Bên cạnh đó, con người cũng phải siết chặt hoạt động xả thải của mình thông qua việc cải thiện hệ thống lọc trong các nhà máy xử lý nước thải. Các nhà khoa học đề xuất chính phủ phải có chế tài buộc các công ty xử lý nước thải phải có trách nhiệm hơn, để đảm bảo hoạt động của họ không ảnh hưởng đến động vật hoang dã.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WC Captcha 72 − 66 =