Sinh học đại dương sâu là lĩnh vực ít được khám phá nhất. Mặc dù đang phát triển nhanh chóng về lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt những tập tính, sinh sản và sinh thái của mực sống ở tầng sâu vẫn còn ít được ghi chép lại, Bởi vì việc đánh bắt chúng vô cùng khó khăn.
Các nhà khoa học từng tin rằng những con mực khổng lồ Architeuthis Dux sống sâu dưới đáy đại dương này có nhiều bạn tình. Nhưng xác của một con mực khổng lồ cái cho thấy nó chỉ có các gói tinh trùng từ một con mực khổng lồ đực.
Các nhà khoa học cho rằng do chúng là những sinh vật đơn độc có lẽ chỉ gặp bạn tình tiềm năng trong những dịp hiếm hoi. Vậy nên con cái sẽ có cơ hội thu thập và lưu trữ tinh trùng từ nhiều con lừa đực. Con mực cái được đánh bắt ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.
Loài mực khổng lồ mang tên Architeuthis Dux
Mực khổng lồ Architeuthis Dux thuộc họ Architeuthidae. Đây loài nhuyễn thể lớn cũng như là động vật thân mềm lớn nhất từng được biết đến. Những con mực này sẽ bao gồm đầu, thân, cánh tay và hai xúc tu dài – dài hơn nhiều so với phần còn lại của cơ thể chúng. Chúng có thể nặng tới 900 kg, nhưng trung bình từ 455 kg trở xuống.
Mực khổng lồ có đôi mắt lớn nhất trong số các loài động vật trên thế giới. Chúng có thể lớn bằng một chiếc đĩa. Chúng có chức năng phát hiện lượng ánh sáng nhỏ ở sâu (bao gồm cả ánh sáng phát quang sinh học).
Chúng có 2 hàng lông hút ở bề mặt bên trong của 8 cánh tay và 2 xúc tu. Các xúc tu này được chia thành ba vùng riêng biệt: noãn, manus và dactylus. Phần thân của mực khổng lồ có các mút to dọc theo hai hàng giữa. Các mút trên xúc tu và cánh tay thường không lớn hơn khoảng 5-5,5 cm. Vùng cổ tay có một cụm lông hút dày đặc, thành 6-7 hàng ngang không đều.
Do có hệ thần kinh và bộ não lớn nên chúng rất được các nhà khoa học quan tâm. Mặc dù chúng chưa bao giờ được quan sát thấy trong môi trường sống tự nhiên cho đến rất gần đây. Do đó, người ta biết rất ít về hành vi và sự tương tác của chúng
Vì sao mực khổng lồ Architeuthis Dux bị cho là “lăng nhăng”?
Architeuthis Dux được biết đến là loài mực lớn nhất đại dương, dài 14m. Con đực thường nhỏ hơn con cái. Chúng sống ở các vùng biển ở độ sâu từ 300m đến 3100m. Do sống ở độ sâu này, các nhà khoa học luôn cho rằng Architeuthis Dux là loài “lăng nhăng” dù là mực cái hoặc mực đực.
Những con đực được cho là sẽ giành giật nhau để giao phối. Trong khi những con cái cố gắng tiếp cận với càng nhiều bạn tình càng tốt. Với mục đích tăng cường cơ hội truyền DNA.
Mực được xem là một trong những loài có hình thức giao phối hung bạo nhất. Con đực sẽ trực tiếp tiêm tình trùng vào con cái. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa bao giờ tìm ra cách những con Architeuthis Dux đực đưa tinh trùng vào trong cơ thể của con cái. Nhưng xác một con Architeuthis Dux khồng lồ bị mắc kẹt trong lưới kéo của ngư dân Nhật Bản mới đây giúp họ phần nào tìm ra lời giải.
Thói “lăng nhăng” của Architeuthis Dux đã được giải oan
Tại cơ thể của con mực dài 1,6 m, nặng 116,6 kg. Nhóm nghiên cứu của nhà sinh vật học Noritaka Hirohashi thuộc Đại học Shimane, Nhật Bản tìm thấy các tế bào mầm tinh trùng dài 10 cm gắn vào 5 vị trí riêng biệt. Gồm 3 trên lớp áo mực, 1 bên cánh tay và 1 trên đầu. Mỗi vị trí có 10 tế bào mầm.
Hirohashi hết sức ngạc nhiên khi cả các tế bào này đều là “tác phẩm” của duy nhất một con Architeuthis Dux để lại. Từ đó, họ tin rằng Architeuthis Dux không hề “lăng nhăng” như các phán đoán trước đây. Loài mực này có thể duy trì “chế độ một vợ, một chồng” dù các lần giao phối của chúng hơi nhiều.
“Chúng tôi từng cho rằng chúng là những sinh vật lăng nhăng. Do đó phát hiện mới khiến chúng tôi hết sức bất ngờ”, ông Hirohashi cho biết.