Cá lồng bè nuôi ở Hải Dương những ngày qua liên tục chết nổi trắng hồ khiến bà con địa phương vô cùng lo lắng. Khi hàng loạt 3 tấn cá lồng chết trôi nổi trên sống sẽ gây khó khăn đến đời sống của người nuôi cá. Vì ở những tỉnh ven biển, cuộc sống của người dân phụ thuộc vào nghề đánh mắt cá. Vậy nguyên nhân là gì mà khiến 3 tấn cá cá lồng của hai hộ dân tại tình Hải Dương bị chết hàng loạt như vậy. Cùng chúng tôi tìm hiểu lý do qua bài viết bên dưới đây nhé!
3 tấn cá lồng của hai hộ dân bị chết hàng loạt
Hai hộ nuôi cá lồng bè ven sông Thái Bình, gần cửa xả trạm bơm tiêu úng TP Hải Dương, vừa bị chết hơn 3 tấn cá lăng khi trạm bơm xả nước ra sông. Theo ông Đoàn Văn Xuyên, ở khu dân cư 16 phường Ngọc Châu, TP Hải Dương cho biết, khoảng 9 giờ sáng ngày 6-8, sau khi trạm bơm tiêu úng TP Hải Dương xả nước ra sông, cá trong 7 lồng bè nuôi của gia đình chết nổi hàng loạt.
Gia đình đã vớt lên gần 3 tấn cá lăng. Tổng cộng có trọng lượng từ 1,5 tới 6 kg/con. Không chỉ bị chết cá thịt, gia đình còn bị chết nhiều cá giống. Ngay cạnh đó, gia đình ông Đoàn Văn Trong cũng bị chết hơn 2 tạ cá. Lồng nuôi cá của gia đình ông Xuyên và ông Trong cách cửa xả trạm bơm tiêu úng TP Hải Dương ra sông Thái Bình khoảng 50 mét.
Nguyên nhân khiến hàng loạt cá lồng bị chết
Người phụ trách trạm bơm nước chống úng ở khu 16, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương cũng xác nhận, do nước thải thành phố dâng cao hơn so với quy định. Sáng ngày 6-8, trạm đã thực hiện bơm xả nước ra sông Thái Bình từ 6 giờ 30 đến 8 giờ. Đây là việc bơm tiêu úng thường xuyên trong mùa mưa của TP Hải Dương.
Được biết, hệ thống thu gom nước khu vực thành phố Hải Dương cũ đều dồn ra sông Bạch Đằng trong thành phố. Nước bao gồm cả nước mưa và nước thải sinh hoạt toàn bộ khu vực thành phố cũ. Nguồn nước này thường bị ô nhiễm, chưa được xử lý triệt để. Song thỉnh thoảng vẫn xả thải ra sông Thái Bình. Gần đây, sự ô nhiễm của sông Thái Bình thi thoảng lại làm cá lồng bị chết và chậm lớn. Từ đó gây thiệt hại kinh tế của hàng chục hộ nuôi cá lồng trên sông.
Góc chia sẻ: Một số kinh nghiệm nuôi cá lồng trên sông, hồ
Trong những năm qua, nuôi cá lồng trên sông hồ nước lớn ở các địa phương phát triển khá mạnh. Đặc biệt về quy mô và hình thức. Nhằm tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án thủy điện do bị mất đất sản xuất. Từng bước giúp xóa đói giảm nghèo. Nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư. Đồng thời làm thay đổi bộ mặt ở vùng nông thôn miền núi. Để giúp bà con có thể quản lý tốt hơn trong quá trình nuôi chúng tôi xin khuyến cáo một số lưu ý sau:
- Lồng có kích thước 75 m3 (5m x 5m x 3m). Chiều cao mức nước lưới lồng để thả nuôi từ 2,5 m. Trên các mặt của thành lồng có lớp lưới chắn cao 0,5 m để ngăn thức ăn trôi ra ngoài
- Vị trí đặt lồng: Khi nuôi cá lồng, do chất lượng nước không thể kiểm soát được như nuôi trong các thủy vực ao hồ mà tùy thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Vì thế chọn lựa vị trí thích hợp để neo lồng bè. Điều này sẽ có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của vụ nuôi.
- Thức ăn tươi: Đảm bảo tươi, không dập nát và thức ăn được rửa sạch. Sau đó cắt khúc tùy theo kích cỡ của cá nuôi. Lưu ý cá ăn hết sau khi cho ăn từ 15 – 30 phút.