Phát hiện phôi thai quý hiếm 90 triệu năm của loài rùa cổ đại

Hồi năm 2018, một nông dân ở tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc đã phát hiện một quả trứng kỳ lạ và đã tặng nó cho một trường đại học. Giờ đây, một phân tích mới về quả trứng và phôi thai quý hiếm của nó đã được công bố. Theo đó, đây là phôi thai loài rùa trong thời đại khủng long. Một quả trứng hóa thạch của loài rùa khổng lồ này có niên đại khoảng 100 triệu năm trước. Theo Live Science, khu vực quả trứng được tìm thấy nổi tiếng với hàng nghìn quả trứng khủng long được phát hiện trong 30 năm qua. Khi so sánh với trứng khủng long, trứng rùa hiếm khi hóa thạch bởi chúng rất nhỏ và dễ vỡ.

Khám phá phôi thai quý hiếm của rùa khổng lồ cổ đại

Các nhà khảo cổ Trung Quốc vừa phát hiện một quả trứng hóa thạch của một loài rùa khổng lồ thời tiền sử đã tuyệt chủng. Trong trứng vẫn còn phôi thai. Hóa thạch được phát hiện tại tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Nó được xác định là có niên đại khoảng 100 triệu năm trước đây, trong kỷ Phấn trắng.

Dựa trên việc tái tạo hình ảnh 3D, với sự trợ giúp của máy quét micro-CT có độ chính xác cao, các nhà nghiên cứu có một khẳng định. Đó là quả trứng khổng lồ và có vỏ dày bất thường là trứng của loài Nanhsiungchelyidae. Vốn là loài rùa cạn lớn đã tuyệt chủng.

Loài rùa này có thể phát triển dài tới 1,6m. Vỏ trứng hóa thạch trên dày gần 2mm. Theo đó nằm trong số những quả trứng rùa Mesozoi. Nó có vỏ dày và lớn nhất thế giới được phát hiện cho đến nay.

Hình minh họa rùa Yuchelys nanyangensis nở ra từ quả trứng với kích thước bằng bóng tennis
Hình minh họa rùa Yuchelys nanyangensis nở ra từ quả trứng với kích thước bằng bóng tennis

Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu lý do tại sao vỏ trứng dày như vậy. Song nhiều khả năng là để thích nghi với môi trường cực kỳ khắc nghiệt thời kỳ đó. Trong phần vỡ của quả trứng hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một cấu trúc giống như xương. Và họ cho rằng đó có thể là rùa con đang chuẩn bị chui ra khỏi vỏ trứng.

Trứng rùa hiếm khi hóa thạch

Theo đó, loài rùa này có từ cuối kỷ Trias và dần tiến hóa thành bò sát trong khoảng hơn 200 triệu năm. Kết quả nghiên cứu quả trứng hóa thạch này đã được đăng trên website của tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences.

Quả trứng gần như hình cầu, chỉ nhỏ hơn một quả bóng tennis một chút. Với kích thước 5,4×5,9cm – lớn hơn trứng của hầu hết các loài rùa còn sống. Và nhỏ hơn một chút so với trứng của rùa khổng lồ Galápagos.

Khi so với trứng khủng long, trứng rùa hiếm khi hóa thạch vì chúng rất nhỏ và dễ vỡ
Khi so với trứng khủng long, trứng rùa hiếm khi hóa thạch vì chúng rất nhỏ và dễ vỡ

Bên trong trứng không hề bị xáo trộn dù đã trải qua hàng chục triệu năm. Và vẫn lưu giữ được bộ xương mỏng manh của phôi thai rùa. Độ dày 1,8mm của vỏ trứng cũng rất đáng chú ý. Nó dày gấp 4 lần so với vỏ trứng rùa Galápagos. Và dày hơn 6 lần so với vỏ trứng gà. Trứng càng lớn thì vỏ trứng sẽ càng dày. Ví dụ như vỏ trứng đà điểu dày khoảng 2mm. Nhưng quả trứng rùa này nhỏ hơn nhiều so với trứng đà điểu.

Một phương trình sử dụng kích thước trứng để dự đoán chiều dài của mai hoặc phần trên cùng của mai rùa. Kết quả cho thấy quả trứng này có khả năng được một con rùa có mai dài 1,6m sinh ra. Số đo đó không bao gồm chiều dài của cổ hoặc đầu. Các nhà khoa học lưu ý rằng một phần của vỏ trứng bị vỡ. Vì vậy có thể nó đã cố gắng nở nhưng không thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

WC Captcha + 61 = 67