Chúng ta đã biết, rừng chính là lá phổi xanh của thế giới. Thực tế cho thấy rằng, nếu xảy ra tình trạng cháy rừng sẽ dẫn đến rất nhiều mối nguy hại. Bên cạnh rừng mang lại cả giá trị vật chất, nó còn là chính là cuộc sống của tất cả chúng ta. Gần đây, tại tỉnh Quảng Trị xảy ra hiện tượng những đợt nắng nóng kéo dài. Vì vậy chính quyền, cán bộ tại đây đã lên kế hoạch đưa ra những biện pháp phòng chống cháy rừng để đề phòng. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây về những kế hoạch mà tại địa phương này đang áp dụng cũng như thấy được sự quan trọng của việc bảo vệ rừng đối với cuộc sống chúng ta là như thế nào nhé!
Quảng Trị xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài
Cán bộ kiểm lâm, nhân viên các ban quản lí rừng ở TT-Huế, Quảng Trị, đang gồng hết sức mình, chạy đua với thời gian, căng mình giữa thời tiết nắng nóng để phòng cháy, chữa cháy rừng. Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh TT-Huế, Quảng Trị xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài. Nhiều nơi tại 2 địa phương này ghi nhận nền nhiệt cao tới ngưỡng 40 độ C.
Ông Trần Xuân Dưỡng, Giám đốc Ban quản lí (BQL) rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị được giao quản lí gần 8.000ha diện tích đất rừng tự nhiên.
Chủ động phân công thực hiện phương án chữa cháy rừng
Trước thực trạng thời tiết nắng nóng kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Vì thế lãnh đạo đơn vị khẩn trương triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn cho những cánh rừng. “BQL chủ động phân công cán bộ nhân viên phát thực bì dưới tán rừng trồng. Mở mới và nâng cấp đường ranh cản lửa. Xây dựng bảng tin tuyên truyền. Đóng mới các bảng tam giác…
Trong trường hợp xảy ra cháy rừng, BQL lập phương án chữa cháy rừng với phương châm “4 tại chỗ”. Bao gồm lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Phương châm này rất hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra”, ông Dưỡng cho biết. Tại TT-Huế, ông Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc BQL khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (huyện Phong Điền) cho biết, những ngày qua, đơn vị cũng đang phải dốc toàn lực để triển khai các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
Lực lượng cán bộ ra sức thực hiện công tác
Theo ông Tuấn, do khu vực rừng của đơn vị quản lí giáp ranh với một số xã thuộc huyện Hải Lăng, huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) nên xử lí sự cố khi để xảy ra cháy rừng gặp nhiều khó khăn. “Hôm nay, đến giữa giờ chiều rồi nhiệt độ vẫn còn dao động 35 – 37 độ C. Điều kiện rất dễ xảy ra tình trạng cháy rừng.”
Cùng với lực lượng cán bộ, nhân viên thuộc khu bảo tồn, những ngày qua, đơn vị cũng huy động thêm những cán bộ bán chuyên trách, nhân viên hợp đồng… bám trụ tại các tiểu khu được phân công. Đồng thời tiến hành và kích hoạt các biện pháp PCCC rừng ở mức cao nhất. Để làm được điều đó, anh em cán bộ phải căng mình giữa nắng nóng để phát quang. Ngoài ra mở các đường băng cản lửa…nhằm chủ động xử lí sự cố nếu xảy ra cháy rừng”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Tại sao phải bảo vệ rừng?
Phải bảo vệ rừng vì rừng hiện nay vai trò rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân như:
– Rừng giúp chúng ta thanh lọc không khí. Đồng thời điều hòa khí hậu bằng cách hấp thụ khí CO2. Nhả khí O2 vào khí quyển. Bên cạnh đó rừng có hàng tỷ tán lá cản và giữ bụi.
– Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.
– Rừng là ngôi nhà của nhiều sinh vật. Đặc biệt là sinh vật quý hiếm. Môi trường ở rừng đảm bảo cân bằng sinh thái cho sự sống.
– Đồng thời cũng là địa điểm du lịch phát triển kinh tế.
– Những khu rừng ven biển dùng để giữ đất, cản ánh sáng mặt trời và tốc độ gió. Ngoài ra còn ngăn chặn hiện tượng sa mạc hóa.
– Rừng cung cấp các loại lâm sản quý; nguyên liệu cho công nghiệp và dược liệu,…
Những biện pháp hiện nay của con người giúp bảo vệ rừng là:
– Nhà nước phải thắt chặt mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng,… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp.
– Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
– Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép. Mỗi người phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.
– Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng: Thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên. Phục hồi rừng có giá trị.