Bệnh lao phổi vẫn luôn được biết đến là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với người dân. Đặc biệt, triệu chứng của căn bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Cũng chính vì vậy mà nhiều người nảy sinh tâm lý chủ quan, không thăm khám từ đó dẫn đến những hệ lụy khôn lường về mặt sức khỏe. Ngay sau đây, bài viết của chúng tôi sẽ giới thiệu đến độc giả những thông tin cơ bản nhất của bệnh lý này. Độc giả hãy cùng theo dõi để biết được nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị hiệu quả chứng lao phổi nhé.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Chúng có thể cư trú, sinh sôi, phát triển tại nhiều cơ quan trong cơ thể và gây nên bệnh lao. Bệnh lao có rất nhiều dạng như lao màng não, lao hạch bạch huyết, lao xương khớp, lao màng bụng, lao ruột, lao sinh dục,… Trong đó phổ biến nhất là lao phổi. Căn bệnh này chiếm tỉ lệ đến 85%.
Tuy nhiên không phải cứ nhiễm vi khuẩn lao là mắc bệnh lao phổi. Điều này còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể mỗi người. Bởi lẽ sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lao sẽ bị tấn công bởi hệ miễn dịch. Tuy nhiên, người có sức đề kháng yếu sẽ bị vi khuẩn tấn công. Thời gian bệnh biểu hiện ra bên ngoài có thể rất nhanh. Ngược lại, người có sức đề kháng tốt, vi khuẩn lao sẽ phát rất chậm, hoặc là không phát bệnh.
Về cơ bản thì vi khuẩn lao lây qua đường hô hấp. Nguồn lây bệnh là người hoặc động vật nhiễm bệnh. Khi các đối tượng này ho, hắt hơi, khạc nhổ đờm, nói chuyện hoặc bài tiết dịch qua đường hô hấp,… vi khuẩn lao sẽ phát tán và bám vào các hạt nước, hạt bụi nhỏ li ti trong không khí. Ngoài ra vi khuẩn lao còn lây truyền khi dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc các vật dụng ăn uống của người nhiễm bệnh. Người mẹ bị lao đang mang thai thì con cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Những triệu chứng cơ bản của bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi được chia thành giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn tiến triển. Thời kỳ ủ bệnh thường không biểu hiện triệu chứng cụ thể. Một số triệu chứng như ho, viêm họng thường khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp thông thường. Do đó thường bỏ qua và không điều trị kịp thời. Đến giai đoạn tiến triển, người bị bệnh lao phổi thường có các triệu chứng sau:
– Ho kéo dài. Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất. Người bệnh có thể ho có đờm, ho khan, thậm chí ra máu. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, giãn phế quản, lao… Trong trường hợp ho trên 3 tuần cũng như đã dùng thuốc điều trị mà không thuyên giảm, thì nguy cơ mắc bệnh lao phổi là rất lớn.
– Ho ra máu: đây là triệu chứng bệnh lao phổi có thể gặp ở 60% người mắc bệnh, xuất hiện khi có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.
– Đau tức ngực và khó thở cũng là những triệu chứng phổ biến trong bệnh lao phổi.
– Người bệnh cảm thấy sốt nhẹ, cảm giác ớn lạnh vào chiều tối.
– Có hiện tượng đổ mồ hôi vào ban đêm. Ngoài ra bệnh nhân còn sốt về chiều kèm hiện tượng gai lạnh.
– Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không còn sức lực.
– Chán ăn dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên để biết một cách chính xác mình có phải mắc lao hay không; bạn nên làm các xét nghiệm chẩn đoán.
Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh lao phổi
Trên đây là các triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi. Bệnh nhân cũng có thể biểu hiện những triệu chứng khác. Vì thế nên đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao để được điều trị kịp thời và tránh lây lan cho người khác. Căn bệnh này lây qua đường hô hấp. Do đó bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Là người chăm sóc, người nhà hoặc bạn bè thân thiết thường xuyên tiếp xúc gần với người bị mắc bệnh lao.
– Người sống, làm việc trong môi trường có người mắc bệnh lao như trạm y tế, bệnh viện,…
– Người có hệ miễn dịch suy yếu. Đặc biệt là người bị bệnh HIV, bệnh gan, bệnh ung thư,…
– Người đi từ vùng có dịch lao.
– Người sống ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, dịch vụ chăm sóc y tế chưa phát triển.
– Những người này nên làm xét nghiệm bệnh lao phổi định kỳ. Đặc biệt khi thấy dấu hiệu bất thường như đã nói ở trên cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.
Phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh lao phổi
Để chữa trị thành công, người bệnh tuân thủ đúng nguyên tắc và phác đồ điều trị. Cách điều trị bệnh chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh. Thời gian dùng thuốc có thể kéo dài 6 tháng hoặc lâu hơn. Mỗi bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị riêng phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe và tình trạng kháng thuốc của người đó.
Người bệnh không được tự ý ngưng sử dụng thuốc dù cảm thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm. Việc điều trị không đúng nguyên tắc, không đúng phác đồ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như: tràn dịch, tràn khí màng phổi, giãn phế quản, suy hô hấp, có thể gây xuất huyết đường hô hấp, nấm đường hô hấp. Ngoài ra để phòng ngừa sự lây truyền của lao phổi, nên áp dụng một số biện pháp phòng chống như sau:
– Nên tiêm phòng lao phổi, đặc biệt là với trẻ em.
– Sử dụng khẩu trang khi phải tiếp xúc với người mắc lao phổi.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân, ở cùng phòng với người bệnh.
– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc.
– Khám sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện bệnh lý và được điều trị kịp thời.
– Thực hiện một lối sống lành mạnh, khoa học: thường xuyên tập thể dục thể thao, ăn uống theo chế độ dinh dưỡng, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích,…
– Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
Bệnh nhân lao phổi nên khám bệnh ở đâu?
Bạn đã biết triệu chứng bệnh lao phổi là gì rồi phải không ạ. Vậy làm sao để biết mình có bị bệnh lao hay không? Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để làm các xét nghiệm chẩn đoán. Hiện nay có khá nhiều địa chỉ xét nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh lao uy tín hàng đầu tại Hà Nội cũng như các tỉnh thành lân cận. Các bệnh viện này đều sở hữu nhiều kỹ thuật phương pháp xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lao một cách nhanh chóng và chính xác như: chụp X – quang phổi, nhuộm soi tiêu bản đờm, kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn lao, xét nghiệm PCR lao, xét nghiệm Quantiferon, cấy lao MGIT, xét nghiệm Xpert – MTB.
Kết luận lại có thể thấy lao phổi là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng. Ngay khi nhận các triệu chứng lao phổi, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám để được chẩn đoán bệnh lý chính xác nhất. Không chỉ xảy ra với những người có sức khỏe kém hay bị suy giảm miễn dịch, một người khỏe mạnh vẫn có nguy cơ mắc bệnh lý. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và khoa học nhất.