Trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới và diễn biến vô cùng, cả nước phải gồng mình để chống đỡ với dịch bệnh. Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai nghiên cứu các sản phẩm công nghệ cao ứng dụng vào công tác phòng chống dịch COVID-19 để giảm thiếu tối đa nhân lực, cũng như sự an toàn cho các cán bộ y tế và cuối cùng cũng cho ra đời VIBOT – robot y tế. Sự ra đời của nhân vật đặc biệt này, đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển thức ăn, đồ dùng cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, “tình nguyện viên” VIBOT đắc lực này còn vật dụng y tế từ ngoài vào khu cách ly điều trị bệnh Covid-19 và ngược lại.
Sự ra đời của robot hỗ trợ y tế VIBOT
Vai trò của các “tình nguyện viên” trong mùa dịch
Hồi tháng 4/2021, các nhà khoa học tại Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng) đã nghiên cứu; chế tạo thành công hệ thống robot hỗ trợ y tế có các tính năng hiện đại; theo mẫu robot TUG của hãng Aethon (Mỹ).
Hệ thống có tên gọi VIBOT này là thành quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học trẻ. Các robot này có thể hoạt động theo nhóm trong khu vực cách ly để thay thế, hỗ trợ nhân viên y tế các công việc phục vụ; chăm sóc các bệnh nhân và người nghi nhiễm. Đây là kết quả của đề tài KH&CN độc lập cấp Quốc gia “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo Hệ thống robot y tế vận chuyển trong khu cách ly bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao”.
Sản phẩm chính của đề tài là hệ thống robot y tế vận chuyển (VIBOT). Robot này có chức năng thay thế nhân viên y tế vận chuyển các giá đựng đồ ăn; thuốc men; nhu yếu phẩm và các đồ vật khác từ khu vực tập kết (ở ngoài khu cách ly) đến các buồng bệnh (trong khu cách ly) để cung cấp cho người bệnh.
Ngoài ra, VIBOT còn có khả năng vận chuyển giá đựng rác đến các buồng bệnh để nhận rác; và vận chuyển ra khu tập kết rác thải; di chuyển đến các buồng bệnh để y bác sĩ, người nhà (ở ngoài khu cách ly) giao tiếp từ xa với bệnh nhân.
Quá trình nghiên cứu và thử nghiệm VIBOT
Theo thông tin mới nhất từ đơn vị phát triển, tiếp sau sự thành công của giai đoạn 1; nhóm nghiên cứu đã triển khai Hệ thống robot y tế vận chuyển giai đoạn 2 (VIBOT-2). Nếu như VIBOT-1 gồm 1 trung tâm giám sát, điều khiển và 1 robot di chuyển theo đường dẫn có từ tính. Thì tới VIBOT-2, hệ thống này bao gồm 5 robot và 1 trung tâm giám sát, điều khiển. VIBOT-2 được thiết kế, chế tạo với nhiều tính năng thông minh hơn. Như khả năng tự xây dựng bản đồ; tự định vị và thiết lập lộ trình hoạt động; di chuyển an toàn vào/ra khu vực được chỉ định; để thực hiện nhiệm vụ mà không cần sự hỗ trợ.
Sau 1 năm thực hiện, hệ thống robot y tế vận chuyển VIBOT-2 đã được lắp đặt; vận hành thử nghiệm để đánh giá các tính năng kỹ thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trong quá trình thử nghiệm tại đây, VIBOT-2 đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của y bác sĩ, bệnh nhân và các chuyên gia để hoàn thiện; bổ sung các tính năng cần thiết trước khi triển khai trong các khu vực cách ly, điều trị bệnh Covid-19.
VIBOT được triển khai tại các khu cách ly, vùng có dịch
Sử dụng VIBOT ở bệnh viện Bạch Mai
Từ cuối tháng 4/2021, hệ thống VIBOT-2 gồm 1 trung tâm giám sát, điều khiển và 3 robot đã được triển khai tại khu vực cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Bạch Mai – Cơ sở 2 (Phủ Lý – Hà Nam). Tại đây, hệ thống được triển khai trên 3 tầng nhà của khu Zone-6; để phục vụ hơn 150 (có thời điểm gần 200) bệnh nhân Covid-19.
Qua quá trình sử dụng, các y bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai Cơ sở 2 đánh giá hệ thống robot VIBOT-2 rất phù hợp để hỗ trợ, thay thế nhân viên y tế vận chuyển thức ăn, thuốc men, nhu yếu phẩm và các vật dụng khác trong khu vực cách ly bệnh truyền nhiễm; có nguy cơ lây nhiễm cao như dịch bệnh Covid-19 hiện nay.
Sử dụng VIBOT ở vùng dịch Bắc Giang, bệnh viện dã chiến
Sau khi được triển khai hỗ trợ vùng dịch Bắc Giang hồi tháng 5; đầu tháng 8/2021, đoàn công tác của Học viện KTQS đã lên đường triển khai hệ thống robot VIBOT-2 tại Bệnh viện dã chiến số 7 (phường An Khánh, TP Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây, hệ thống robot VIBOT-2 tiếp tục cho thấy khả năng hoạt động trơn tru; thể hiện được hết các chức năng thiết kế và mục tiêu đặt ra như vận chuyển thức ăn; đồ dùng cho bệnh nhân; vật dụng y tế từ ngoài vào khu cách ly và ngược lại.
Trước đây, khi chưa có robot hỗ trợ, mỗi ngày một nhóm hậu cần khoảng 6-7 người; sẽ mất gần 2 giờ đồng hồ để phát cơm cho khoảng 10 tầng của bệnh viện. Hiện mỗi robot sẽ phụ trách 4-5 tầng, hoạt động liên tục.Chỉ mất khoảng một giờ đồng hồ là đã có thể phát hết cơm cho các phòng bệnh.
Đánh giá hoạt động của robot VIBOT của bộ KH&CN
Theo thông tin từ Bộ Khoa học & Công nghệ, quá trình thử nghiệm; ứng dụng tại các bệnh viện, cơ sở cách ly điều trị bệnh Covid-19 cho thấy, Hệ thống robot y tế vận chuyển VIBOT hoạt động ổn định và hiệu quả. Giúp góp phần hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19. Hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia mới đây đã họp; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt mức xuất sắc. Bộ kiến nghị tiếp tục hoàn thiện công nghệ, đầu tư sản xuất thêm các hệ thống robot VIBOT để phục vụ phòng chống dịch.
Kết luận
Sự ra đời của robot hỗ trợ y tế – VIBOT được coi là một đánh dấu quan trọng; trong việc sử dụng công nghệ vào công cuộc phòng và chống dịch Covid-19 ở nước ta. Những chú robot này được xem là những “cánh tay nối dài”; những trợ thủ đắc lực của tuyến đầu phòng chống dịch. Nhờ có những trợ thủ này, việc chăm sóc những bệnh nhân F0 của các nhân viên y tế dễ dàng hơn rất nhiều; không chỉ giảm thiểu khả năng lây nhiễm mà còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Hy vọng với sự phát triển mới này, các nhân viên y tế sẽ đỡ vất vã hơn, dịch bệnh cũng sẽ nhanh chóng được đẩy lùi; đưa nước ta trở về trạng thái “bình thường mới”.